#163 7 LÝ DO MÌNH GHÉT RETINOIDS
1/29/2018
Chào các bạn!
Có một điều mình nhận thấy khi đọc được hàng chục comment và inbox của các bạn mỗi ngày, đó là tâm lý háo hức, pha lẫn sợ sệt với treatment. Các bạn khiến mình nhớ lại thời gian đầu mới làm quen với dưỡng da, mình cũng ham hố retinoids các kiểu. Cứ phải nặng đô, dùng liều tấn công, thậm chí chia ngày/buổi để dùng cho được nhiều, tận dụng hết hiệu quả của mỗi loại hoạt chất. Thậm chí nếu da không bị phản ứng phụ thì còn không yên tâm rằng treatment đã làm việc tốt. Đỉnh điểm nhất là mình đã dùng qua cả isotretinoin 0.05% và hydroquione 2%, CÙNG LÚC!!! :((
Thế nhưng, tham thì thâm. Hậu quả mình phải gánh rất nặng nề. Đẹp đâu chưa thấy, chỉ thấy da mỏng đi, căng rát, ửng đỏ, chạm nhẹ đã thấy tức. Da càng bong tróc, sần sùi mình càng hí hửng mơ mộng da đang đẹp lên, rồi ra sức scrubing để tẩy lớp da khô chết đó đi, nhưng rốt cuộc chỉ có đau đớn và tuyệt vọng.
Câu chuyện của mình, không thể đổ lỗi cho ai khác, là do mình quá nóng vội, tham lam khi chưa hiểu rõ cách sử dụng và lường hết được tác hại. Mình không mong nó lặp lại với bất cứ ai, cũng không can ngăn các bạn trên đường chinh phục cái đẹp. Nhưng việc gì cũng có giá của nó. Và mình ở đây, là để chia sẻ với các bạn những trải nghiệm khi sử dụng retinoids của mình, kèm theo những cảnh báo sống động vì đôi khi, thực tế không đẹp như lý thuyết =.=
7 LÝ DO MÌNH GHÉT RETINOIDS
Đây là side effect đầu tiên mà bạn dễ dàng gặp phải nhất khi làm quen với retinoids, dù ít dù nhiều. Hầu hết những biểu hiện kích ứng nặng nề như da căng tấy, đỏ rát, đau đớn, thậm chí là purging (đẩy mụn) đều xuất phát từ việc da bị khô, bong tróc trầm trọng. Nhưng lúc như thế này, dưỡng ẩm, dưỡng ẩm và chỉ có dưỡng ẩm mới xoa dịu làn da. Và nhớ đừng tra tấn nó thêm bởi peeling gel, scrub, peel off mask hay máy rửa mặt gì nhé
Bạn cũng nên tránh bôi ở các vùng da mỏng, nhạy cảm như vùng mắt, môi, mép nhé.
Còn lỡ kích ứng rồi thì bạn cũng đừng hoảng loại mà hãy đọc link này để khắc phục ạ: https://goo.gl/BV7E8Q
2. Retinoids khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng:
Retinoids hoạt động trên cơ chế tăng cường hoạt động tế bào, nhờ đó quá trình đào thải TBC nhanh hơn, mạnh hơn, dẫn đến lớp sừng bên ngoài bảo vệ da mỏng đi. Điều này mang lại cho bạn làn da mịn màng nhưng cũng đồng nghĩa rằng nó trở nên nhạy cảm hơn trước tia cực tím. Bạn bắt buộc phải chống nắng kỹ hơn. Kem chống nắng phải có thành phần chống nắng ổn định, bền vững, phổ rộng. Bôi kem đủ lượng, bôi lại đều đặn. Không chỉ chống tia UV mà còn phải chống cả nhiệt độ cao, che chắn kỹ càng nữa. Hic hic thú thật là thỉnh thoảng mình cũng lười và cũng chẳng có thước đo nào cho biết chính xác mình có chống nắng đủ hay không. Nếu dùng retinoids mà không chống nắng cẩn thận là sẽ có nguy cơ bị nám và lão hóa da cao hơn đó. Huhu thiệt sự khó khăn mà
3. Cách sử dụng retinoids phức tạp
Đấy, chưa gì đã thấy chống nắng phức tạp rồi nhé. Retiniods là tên gọi chung cho các dẫn xuất của Vitamin A mà đi sâu vào thì nó có rất nhiều dạng: Retinyl Pamitate, Retinol, Retinal, Tretinoin, Isotretinoin ... nhưng nguyên tắc chung là chúng phải được chuyển hóa thành Retinoic Acid để hoạt động hiệu quả. Quá trình chuyển hóa này diễn ra trong môi trường pH tương đối trung tính 5- 6 vậy nên cần phải lưu ý nếu bạn sử dụng với acid hoặc các hoạt chất có pH thấp thì sẽ ảnh hưởng đến retinoids. Một số nơi còn khuyên rằng không nên sử dụng chúng cùng lúc vì sẽ khiến da chịu nguy cơ kích ứng trầm trọng hơn. Còn nếu ngoan cố xài chung thì bạn nhớ chờ khoảng 20-30ph giữa mỗi bước nhé.
Riêng tretinoin mặc dù bản thân nó đã là retinoic acid rồi nên không phụ thuộc pH để chuyển hóa nữa nhưng nó lại bị nhạy cảm với ánh sáng, nên bạn phải bôi nó trong bóng tối (tức là bôi xong tắt đèn đi ngủ luôn, khỏi xài điện thoại nữa nha haha cuộc đời bó buộc còn gì là vui)
4. Khó kết hợp trong skincare routine:
Không chỉ vì nỗi lo pH, chờ đợi và kích ứng, việc các kết cấu khác nhau của retinoids cũng khiến bạn quay cuồng vì không biết dùng nó trong bước nào của routine. Nên nhớ, kết cấu càng lỏng, % càng cao thì càng mạnh, càng dễ kích ứng. Nhưng treatment càng bôi gần da thì càng hiệu quả. Lúc này bài toán trade off hóc búa lại được đặt ra. Nếu xài retinoids ở những bước đầu thì tác dụng tốt hơn nhưng cũng dễ "tiêu tùng" hơn, và ngược lại. Chưa kể thế giới mỹ phẩm còn ngày đêm sản sinh ra những thứ mới mẻ quái lạ kiểu như: acid toner, first essence, pre-serum, mask, sleeping mask... Trời ơi cân sao cho đặng =)))))
Mở ngoặc muốn biết cách kết hợp treatment và sheet mask mời đọc link này: https://goo.gl/9jqoeX đóng ngoặc
5. Retinoids có quá nhiều loại dẫn xuất --> khó lựa chọn
Như vừa nói ở trên, phải sinh của vitamin A có nhiều dạng. Mỗi dạng lại có mức độ chuyển hóa, mức độ "nguy hiểm" khác nhau đối với làn da. Ví dụ như về độ mạnh:
Retinyl Pamitate (20 lần) < Retinol (20 lần) < Tretinoin
Các dạng lại được quy đinh (ở mỗi thị trường khác nhau) một nồng độ nhất định để vừa hiệu quả, vừa an toàn cho người dùng. Ví dụ:
Retinol: 0.01%, 0.03%, 0.1%, 0.5%, 1%
Nhưng tretinoin mạnh gấp 20 lần retinol nên 0.5% retinol = 0.025% tretinoin, mạnh dần lên là 0.05% và 0.1% gần như là cao nhất trên thị trường
Bạn nào học toán, đã thấy đau đầu chưa nhỉ? ;)) Còn bạn nào chưa quen dưỡng da, bạn sẽ chọn nồng độ thấp cho an toàn hay nồng độ cao rủi ro hơn mà tác dụng cũng rõ rệt hơn?? :3
6. Tác dụng chậm, mất thời gian hồi phục da sau kích ứng
Chỉ riêng việc mất thời gian (ít nhất là 1 chu kỳ) để da hồi phục sau kích ứng, khô rát đã làm chậm tác dụng của retinoids vì nếu không có nền da khỏe, lớp skin barrier vững vàng bảo vệ và mức dầu nước cân bằng thì đừng hòng da đẹp được
Nhiều bạn đến với retinoids với hi vọng nó giúp trị mụn (mà mụn thì chả ai đủ kiên nhẫn với nó cả). Thế nhưng nghiên cứu và cả review cho thấy retinoids mất khá nhiều thời gian để nhìn rõ hiệu quả. Trung bình là 6- 8 tuần, da nhiều vấn đề thì có thể lâu hơn, 4-6 tháng. Nói chung là dục tốc bất đạt, ha!
7. Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Thực ra đến tận bây giờ đây vẫn là quan điểm gây tranh cãi và chưa được chứng minh đầy đủ, xác đáng. Nhưng liên quan đến thai kỳ và sứ mệnh làm mẹ thiêng liêng, bạn cứ phòng hơn chống ;) Thử nhẩm tính nhé, bạn O20, sau khi ngưng dùng retinoids tầm 3- 6 tháng mới nên có thai, sau đó mang bầu 9 tháng, rồi cho con bú ít nhất 6 tháng. Lặp lại như vậy với em bé thứ hai, thậm chí thứ ba. Chà chà, gián đoạn tầm 4- 5 năm, chống lão hóa có còn kịp không nhỉ :s (Đùa đấy, vẫn nên chống, chống sớm, chống bền bỉ nhé =))
Ngoài ra, sản phẩm chứa Retinoids chất lượng thường tỷ lệ thuận với giá cả (chất lượng ở đây nghĩa là nồng độ vừa phải, đủ hiệu quả, kèm thêm nhiều chất bổ béo cân lại để da được "bình yên", nguồn nguyên liệu tinh khiết, chất lượng bla bla); người ta dễ tưởng lầm nồng độ cao, liều lượng cao đồng nghĩa với tác dụng NHIỀU hơn, nhưng không, nó có nghĩa là tác dụng NHANH hơn thôi, giống như cardio và yoga đó =)); một số sản phẩm bị kiểm soát nghiêm ngặt ở vài thị trường nên rất khó mua treatment nặng đô (dạng thuốc bôi là chủ yếu). Ui ui kể thêm chắc còn dài nữa nhưng mình thích số 7 nên thôi dừng lại nhé =))
Trên mạng có rất nhiều bài viết nói về những tác dụng thần kỳ của Retinoids nhưng có lẽ ít ai chịu cảnh báo, một cách nghiêm khắc về những tác hại/mặt trái của nó, nếu bạn không cẩn trọng. Hi vọng là sau khi mình đề cập đến những điều xấu xí của Retinoids mà bạn có thể phải gánh chịu thì các bạn sẽ lùi lại một bước, nhìn sâu thêm một chút về thành phần vàng những cũng khó tính khó nết này, để yêu chiều làn da một cách đúng mực nhé ;)
Cuối cùng là gợi ý một vài sản phẩm chứa retinoids (đa phần mình chưa dùng =)))):
- Sunday Riley Luna Sleeping Night Oil (review: https://goo.gl/tQuJoz)
- Paula's Choice Clinical 1% Retinol Treatment
- Skinceuticals Retinol 1.0
- Indeed Retinol Surface
- Alpha H Beauty Sleep Power Peel with 0.5% retinol
- SkinMedica Retinol Complex 1.0
- Dr Dennis Gross Ferulic + Retinol Brightening Solution
- Peter Thomas Roth Retinol Fusion PM (có thể năm nay tớ sẽ quay lại với retinol bằng em này)
Bạn nào quan tâm treatment thì mình đã có 1 bài review ở link này ạ: https://goo.gl/ixYhY2
Bánh bèo phù phiếm
Email: banhbeophuphiem@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/banhbeophuphiem
Instagram: @banhbeophuphiem
2 nhận xét
Em dành cả đêm để xem review của chị đó ạ. Gần đây em đang dành cả thanh xuân để trị mụn đầu đen, mụn trứng cá ( lâu lâu lên lại chỗ cũ 1 em), mụn ẩn và sẹo rỗ sẹo thâm tàn dư. em đang suy xét để retinol vào trong các step skin care của em.
Trả lờiXóaSáng: clean - toner mask - vit C - niacinamide trộn với B5 timeless - khoá ẩm với ampole - sunscreen
Tối: clean- toner mask- BHa - ngồi chờ 20 min - Retinol 2.5% ( tắt đèn nằm đợi 30 min)- vit C - Ampoule của Madagascar trị mụn - Esteelauder advanced night repair để khoá ẩm.
Có 1 điều em khá băn khoăn khi sử dụng ampoule và cái estee lauder, theo bài post của chị thì mình nên xài estee sau bước toner để thẩm thấu sâu rồi mới tới bước bha. Nhưng sau đó em lại thấy chị để các loại ampoule và serum nên sử dụng sau vit c và theo dạng lỏng đến đặc. Chị có thể chia sẻ thêm ko ạ? Chị thấy skin care routine của em như thế có quá nhiều và dư thừa không?
Em cám ơn chị.
chị ơi, chị dùng kết hợp quá nhiều treatment cho da, điều này khiến da bị yếu đi ạ. Đã dùng bha/aha thì ko dùng chung với VitC, và retinol. Cả 3 chất ấy đều không hợp nhau nếu dùng chung một buổi như vậy. Chị nên xài các chất ấy cách ngày ra nhé. À còn niacinamide thì cũng ko nên dùng chung với VitC nữa ạ
Xóa