#154 LỰA CHỌN GIỮA AHA - BHA
9/27/2017
Chào các bạn!
Đây có lẽ sẽ là bài viết chỉn chu duy nhất về hai điển hình lớn lao trong thế giới acid/ treatment đó là AHA và BHA. Bởi vì đã có quá nhiều người viết về chúng rồi, nên mình sẽ đưa thông tin thật ngắn gọn và chia sẻ những trải nghiệm của bản thân là chính nhé
- AHA chỉ hòa tan trong nước nên chúng làm việc trên bề mặt da mà khó thẩm thấu sâu vào bên trong LCL.
- AHA còn có khả năng cung cấp độ ẩm cho da nên bạn nào da khô, da thiếu ẩm sẽ rất phù hợp.
- AHA có hiệu quả tốt ở nồng độ 8-10% trở lên và pH thấp 3.5 – 4.5.
- AHA có tác dụng làm mịn bề mặt da, làm đầy những nếp nhăn nông và làm sáng, đều màu da.
- BHA có khả năng tan trong dầu nên có thể thấm sâu, giải quyết các vấn đề bít tắc LCL có tác dụng đối với da mụn, LCL to
- BHA cũng có khả năng tẩy da chết, làm mềm da, làm đều màu da, ngoài ra còn chống cả viêm
- BHA hoạt động hiệu quả ở nồng độ từ 2% và pH thấp 3- 4
- Theo nguyên tắc layer các bước dưỡng da “pH thấp dùng trước và kết cấu lỏng bôi trước” thì các sản phẩm có chứa AHA và BHA cần được apply ngay sau khi rửa mặt, đảm bảo tiếp xúc trực tiếp với da để tăng khả năng thẩm thấu. Đối với sản phẩm dạng lỏng thì dễ rồi, nhưng còn các sản phẩm dạng lotion hay cream thì sẽ bôi ở bước nào? Lúc này lại cần sự linh hoạt ở mỗi người. Nếu bạn bôi đúng theo thứ tự kết cấu: toner - lotion – cream thì có thể sự thẩm thấu và độ pH sẽ bị ảnh hưởng đôi chút, và acid sẽ không phát huy được hết 100% tác dụng, nhưng đổi lại thì thứ tự layer và sự thẩm thấu các sản phẩm khác sẽ được đảm bảo. Còn nếu bạn nhất định muốn dùng acid dạng đặc ngay sau khi rửa mặt xong, thì bắt buộc routine phải giảm bớt đi
- Đối với nhưng làn da siêu nhạy cảm thì acid có thể gây ra kích ứng như ửng đỏ, da căng, rát. Nếu bạn mới làm quen với acid thì nên bắt đầu từ nồng độ thấp và dùng cách ngày thôi nhé. Riêng BHA thì có thể chỉ dùng cho những vùng da LCL có vấn đề. Bạn cũng nên dùng kèm với những thành phần làm dịu da và dưỡng ẩm để da khỏe hơn
- Hiện tượng đẩy mụn: là khi acid hoạt động và đẩy các chất bẩn ẩn sâu bên trong LCL trồi lên bề mặt da. Sẽ thật kinh khủng nếu như bạn đang có sẵn mụn, tìm đến acid như một giải pháp thì lại khiến mụn nặng nề hơn. Đẩy mụn là khi những nốt mụn cũ lớn hơn, những đầu mụn không nhân hoặc ẩn bên trong bỗng nhiên trồi lên, thậm chí là những vết mụn cũ đã lặn đi giờ lại trỗi dậy, LCL lớn cũng có thể xuất hiện mụn. Nhưng đừng lo, giai đoạn đẩy mụn này chỉ kéo dài khoảng 2-4 tuần khi bắt đầu sử dụng và sau đó mụn sẽ gom nhân, tạo đầu, tạo mủ, khô dần và rụng đi. Nếu không, bạn hãy nghĩ đến tình huống bị kích ứng/break out và hãy tạm ngưng sử dụng nhé
- Dùng chung với các chất khác? Một số tài liệu khuyên bạn không nên sử dụng acid cùng các hoạt chất/treatment nặng đô khác như vitamin C hay retinoids, đó là bởi vì chúng đều có khả năng gây kích ứng cao, khiến da nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi tia UV hơn. Nhưng nếu da bạn đủ khỏe, bạn đảm bảo việc dưỡng ẩm, làm dịu da và chống nắng cho da thì hoàn toàn có thể kết hợp chúng với nhau, vẫn theo nguyên tắc pH và kết cấu như mình đã nói ở trên nhé
- Dùng cùng lúc AHA và BHA? Có thể lắm chứ nếu như da bạn cùng lúc cần làm đẹp bề mặt và làm sạch sâu bên trong. Có các cách như sau: chia ra dùng sáng/ tối hoặc dùng cách ngày, hoặc nếu bạn là da hỗn hợp thì có thể apply BHA cho T-zone và AHA cho O-zone
- Tránh sử dụng cho những vùng da mỏng như mép hay vùng da quanh mắt
- Sử dụng AHA và BHA bao lâu thì có tác dụng? Acid hoạt động tốt nhưng không nhanh vì chúng mất thời gian bẻ gãy rất nhiều liên kết sừng già nên bạn chớ nên sốt ruột. Nếu may mắn bạn có thể thấy chuyển biến trong vòng 2- 3 tuần, nhưng nếu không, có thể mất tới vài tháng. Các bạn hãy coi như đây là biện pháp chống lão hóa dài hạn nha
- Phụ nữ có thai và cho con bú vẫn có thể sử dụng acid, nhưng nên giảm tần suất và nồng độ do da của bà bầu đang trong thời kỳ xáo trộn nội tiết tố nên nhạy cảm và đỏng đảnh hơn rất nhiều.
Thông tin thêm: Việc dùng AHA và BHA cho phụ nữ mang thai và cho con bú còn đang có nhiều tranh cãi và chưa đến hồi ngã ngũ, quan điểm cá nhân của mình như sau:
LỰA CHỌN GIỮA AHA – BHA
Trước hết, mình sẽ nhắc lại những thông tin hết sức cơ bản về 2 loại acid này nhé. AHA và BHA có khả năng tẩy da chết hiệu quả bằng cách làm lỏng lẻo liên kết giữa các tế bào sừng già cỗi trên da , khiến chúng dễ dàng bong ra, trả lại bên mặt da mịn màng, mềm mại và trẻ trung.AHA (Alpha Hydroxy Acid):
- Là tên gọi chung cho một nhóm acid có nguồn gốc từ đường, sữa, trái cây, phổ biến nhất trong là Glycolic acid và Lactic acid, ngoài ra gần đây còn có thêm mỹ phẩm chứa citric acid, malic acid, mandelic acid …- AHA chỉ hòa tan trong nước nên chúng làm việc trên bề mặt da mà khó thẩm thấu sâu vào bên trong LCL.
- AHA còn có khả năng cung cấp độ ẩm cho da nên bạn nào da khô, da thiếu ẩm sẽ rất phù hợp.
- AHA có hiệu quả tốt ở nồng độ 8-10% trở lên và pH thấp 3.5 – 4.5.
- AHA có tác dụng làm mịn bề mặt da, làm đầy những nếp nhăn nông và làm sáng, đều màu da.
BHA (Beta Hydroxy Acid):
- Điển hình nhất là Salicylic acid- BHA có khả năng tan trong dầu nên có thể thấm sâu, giải quyết các vấn đề bít tắc LCL có tác dụng đối với da mụn, LCL to
- BHA cũng có khả năng tẩy da chết, làm mềm da, làm đều màu da, ngoài ra còn chống cả viêm
- BHA hoạt động hiệu quả ở nồng độ từ 2% và pH thấp 3- 4
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG AHA – BHA
- Acid cần được lưu lại trên da trong một thời gian đủ lâu và môi trường pH thích hợp nên các sản phẩm chứa AHA- BHA phải là dạng leave-in như serum/ cream (chứ dầu tẩy trang hay SRM bị rửa trôi đi là không có tác dụng đâu) và sau khi apply AHA- BHA thì phải đợi khoảng 15-20 phút để các chất này được “vẫy vùng” trong pH acid thì mới có tác dụng. Sau khoảng thời gian này da sẽ điều chỉnh pH cân bằng lại thì bạn có thể dùng các sản phẩm tiếp theo.- Theo nguyên tắc layer các bước dưỡng da “pH thấp dùng trước và kết cấu lỏng bôi trước” thì các sản phẩm có chứa AHA và BHA cần được apply ngay sau khi rửa mặt, đảm bảo tiếp xúc trực tiếp với da để tăng khả năng thẩm thấu. Đối với sản phẩm dạng lỏng thì dễ rồi, nhưng còn các sản phẩm dạng lotion hay cream thì sẽ bôi ở bước nào? Lúc này lại cần sự linh hoạt ở mỗi người. Nếu bạn bôi đúng theo thứ tự kết cấu: toner - lotion – cream thì có thể sự thẩm thấu và độ pH sẽ bị ảnh hưởng đôi chút, và acid sẽ không phát huy được hết 100% tác dụng, nhưng đổi lại thì thứ tự layer và sự thẩm thấu các sản phẩm khác sẽ được đảm bảo. Còn nếu bạn nhất định muốn dùng acid dạng đặc ngay sau khi rửa mặt xong, thì bắt buộc routine phải giảm bớt đi
- Đối với nhưng làn da siêu nhạy cảm thì acid có thể gây ra kích ứng như ửng đỏ, da căng, rát. Nếu bạn mới làm quen với acid thì nên bắt đầu từ nồng độ thấp và dùng cách ngày thôi nhé. Riêng BHA thì có thể chỉ dùng cho những vùng da LCL có vấn đề. Bạn cũng nên dùng kèm với những thành phần làm dịu da và dưỡng ẩm để da khỏe hơn
Acid toner cũng là một cách để da làm quen với treatment |
- Về nguyên lý hoạt động thì acid sẽ loại bỏ lớp sừng già cỗi trên bề mặt da, tức là da sẽ "mỏng" đi theo một nghĩa nào đó. Mất đi lớp tế bào chết phía trên cũng là mất đi 1 lớp bảo vệ, để lộ ra lớp tế bào non trẻ thiếu sự "phòng thủ" khỏi ánh nắng. Để cẩn thận thì bạn không nên dùng acid vào ban ngày và hãy nhớ luôn luôn bôi kem chống nắng đầy đủ để tránh hậu quả lâu dài. Nếu không là lợi bất cập hại đó ạ
- Hiện tượng đẩy mụn: là khi acid hoạt động và đẩy các chất bẩn ẩn sâu bên trong LCL trồi lên bề mặt da. Sẽ thật kinh khủng nếu như bạn đang có sẵn mụn, tìm đến acid như một giải pháp thì lại khiến mụn nặng nề hơn. Đẩy mụn là khi những nốt mụn cũ lớn hơn, những đầu mụn không nhân hoặc ẩn bên trong bỗng nhiên trồi lên, thậm chí là những vết mụn cũ đã lặn đi giờ lại trỗi dậy, LCL lớn cũng có thể xuất hiện mụn. Nhưng đừng lo, giai đoạn đẩy mụn này chỉ kéo dài khoảng 2-4 tuần khi bắt đầu sử dụng và sau đó mụn sẽ gom nhân, tạo đầu, tạo mủ, khô dần và rụng đi. Nếu không, bạn hãy nghĩ đến tình huống bị kích ứng/break out và hãy tạm ngưng sử dụng nhé
- Dùng chung với các chất khác? Một số tài liệu khuyên bạn không nên sử dụng acid cùng các hoạt chất/treatment nặng đô khác như vitamin C hay retinoids, đó là bởi vì chúng đều có khả năng gây kích ứng cao, khiến da nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi tia UV hơn. Nhưng nếu da bạn đủ khỏe, bạn đảm bảo việc dưỡng ẩm, làm dịu da và chống nắng cho da thì hoàn toàn có thể kết hợp chúng với nhau, vẫn theo nguyên tắc pH và kết cấu như mình đã nói ở trên nhé
- Dùng cùng lúc AHA và BHA? Có thể lắm chứ nếu như da bạn cùng lúc cần làm đẹp bề mặt và làm sạch sâu bên trong. Có các cách như sau: chia ra dùng sáng/ tối hoặc dùng cách ngày, hoặc nếu bạn là da hỗn hợp thì có thể apply BHA cho T-zone và AHA cho O-zone
- Tránh sử dụng cho những vùng da mỏng như mép hay vùng da quanh mắt
- Sử dụng AHA và BHA bao lâu thì có tác dụng? Acid hoạt động tốt nhưng không nhanh vì chúng mất thời gian bẻ gãy rất nhiều liên kết sừng già nên bạn chớ nên sốt ruột. Nếu may mắn bạn có thể thấy chuyển biến trong vòng 2- 3 tuần, nhưng nếu không, có thể mất tới vài tháng. Các bạn hãy coi như đây là biện pháp chống lão hóa dài hạn nha
- Phụ nữ có thai và cho con bú vẫn có thể sử dụng acid, nhưng nên giảm tần suất và nồng độ do da của bà bầu đang trong thời kỳ xáo trộn nội tiết tố nên nhạy cảm và đỏng đảnh hơn rất nhiều.
Thông tin thêm: Việc dùng AHA và BHA cho phụ nữ mang thai và cho con bú còn đang có nhiều tranh cãi và chưa đến hồi ngã ngũ, quan điểm cá nhân của mình như sau:
- BHA có dùng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú không???
BHA có 2 dạng nguồn gốc từ thực vật (ví dụ như chiết xuất từ vỏ cây liễu - willow bark) và từ aspirin. Từ thực vật thì không nói làm gì nhưng nếu BHA có nguồn gốc từ aspirin thì gây lo ngại cho nhiều người vì Aspirin dạng đường uống liều cao nên kiêng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên mình cho rằng việc có nguồn gốc từ aspirin không có nghĩa là hoàn toàn tệ hại vì để xâm nhập được vào đường máu thì phân tử phải bị bẻ gãy hoặc biến đổi rồi. Hơn nữa một số trường hợp còn được chỉ định uống aspirin để tránh tiền sản giật nữa kìa (Cái này hỏi bác sỹ là chuẩn xác nhất ạ) Bạn nào cơ địa dị ứng aspirin thì phải tuyệt đối tránh xa nhé. Còn nếu cẩn thận thì chọn BHA có nguồn gốc thực vật là OK . Và tiện đây mình cũng xin recommend các loại AHA- BHA của Hàn vì thị trường bên đó bị quản lý rất gắt gao về nguồn gốc và nồng độ acid. Phải là nguồn gốc từ thiên nhiên, hoặc được nghiên cứu và chứng nhận an toàn trong phòng thí nghiệm. Còn nồng độ thì thường nhẹ hơn ngưỡng treatment rất nhiều. Nên đa phần các sản phẩm của Hàn an toàn hơn (nhưng tác dụng cũng không rõ rệt bằng)
- BHA tan trong dầu nên ngấm vào máu còn AHA thì không???
Nếu theo lý thuyết này thì dầu tẩy trang đã thấm đẫm cơ thể chúng ta rồi. Nên nhớ là BHA có thể thâm nhập sâu vào LCL không có nghĩa là ngấm được vào máu nhé, còn cách xa lắm mà cơ thể chúng ta không cho ngấm dễ vậy đâu huhu nếu không người mình là miếng bọt biển à =))
==> Nói chung đúng là acids có khả năng gây kích ứng cao cho phụ nữ mang thai và cho con bú, vì làn da và cơ thể lúc này đang chịu áp lực từ nhiều yếu tố, đặc biệt là sự thay đổi nội tiết rất lớn, nên việc kích ứng CỰC KỲ RANDOM ạ. Có người cả đời da đẹp như trứng bóc, đến khi mang bầu mụn như cóc ghẻ. Hay có người dùng BHA lên da xong cho con bú làm con bị nổi mẩn là có thật. Chuyện kích ứng/dị ứng đối với người khỏe mạnh còn là chuyện hên xui mà bác sỹ da liễu cũng bó tay chứ nói gì đến bà bầu. Vậy nên, MÌNH HOÀN TOÀN ỦNG HỘ QUAN ĐIỂM LÀ BẦU VÀ BÚ THÌ NÊN TRÁNH NHỮNG NGUY CƠ DÙ LÀ NHỎ NHẤT. Tất cả vì con, thiêng liêng thế cơ mà ^^
Tuy nhiên, kiêng tránh khác với cấm tiệt nhé. Việc sử dụng acids đặc biệt là BHA cho PN mang thai và cho con bú hiện vẫn đang gây tranh cãi, chưa có kết luận chính thức. Nếu bị cấm thì bắt buộc sẽ có khuyến cáo trên vỏ bao bì. Cho nên lời khuyên phổ biến NẾU BẠN MUỐN DÙNG là nên bắt đầu với nồng độ nhỏ (AHA dưới 8% và BHA dưới 2%) và tần suất thấp (2-3 lần/ tuần), hoặc chỉ bôi vào vùng da có vấn đề thay vì bôi toàn mặt. Bạn nào xài cream hay toner mà có chút acid cũng đừng cuống cuồng vứt đi ha ;)
Và khi đã bạn quyết định dùng thì bạn phải chấp nhận đánh đổi, tự chịu trách nhiệm nha. Lúc này thì phụ thuộc hên xui à, không phải mẹ bầu nào dùng acid cũng bị kích ứng và em bé nào bú mẹ xong cũng bị mẩn đỏ. Ngược lại nếu dùng acid mà da mẹ bầu khá hơn, xinh đẹp khiến mẹ bầu vui vẻ, em bé thoải mái thì càng tốt chứ nhỉ. Hơn nữa, không phải BHA nào cũng giống nhau, kiểu như không phải ai uống rượu cũng say và rượu CHIVAS khác với LÚA MỚI á =)) Các bạn hiểu ý mình không? ;)
TÓM LẠI, việc làm đẹp, bầu bí, kiêng cữ phụ thuộc rất nhiều vào QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN của mỗi người. Nếu bạn tự tin rằng mình hiểu bản thân mình và hiểu sản phẩm, thì bạn cứ thoải mái lựa chọn nhé. Mình là mình không ủng hộ việc xấu vì con đâu ạ. Hàng ngày ngắm dung nhan trong gương mà mẹ bầu còn không hài lòng với chính mình thì làm sao em bé trong bụng có thể vui vẻ và xinh xắn được đúng không. Nhớ nhé, tinh thần vui vẻ là trên hết, đừng căng thẳng quá.
TRẢI NGHIỆM CÁ NHÂN
Bỏ qua tất cả những lý thuyết phía trên, trải nghiệm thực tế của mình với acid thực sự rất khác. Và mình chắc chắn nó sẽ không bao giờ giống hệt nhau cho tất cả mọi người. Đến lúc này thì cần đến sự linh hoạt và cả sự đánh đổi của mỗi người thôi.
Da mình là da HH thiên dầu, nhưng sau 1 thời gian mòn mỏi không kết quả với BHA, ngày nào cũng phải thoa thứ nước dính dớp đó trên da, chờ đợi hàng tiếng với làn da đổ dầu lênh láng, mụn không đẩy lên chút nào mà LCL cũng không hề cải thiện. Mình xin bỏ cuộc. Mình chuyển sang dùng AHA thì lại thấy kết quả thực ngoài sức mong đợi. Da mềm và mịn, dùng lâu thì sáng sủa đều màu hơn rất nhiều, thỏa mãn dễ sợ =))
Tại sao ý hả? Các bạn cứ tưởng tượng LCL của chúng ta như một cái lỗ cống đầy cặn bẩn và tràn ứ nhưng lại bị nắp chặt. Nếu muốn dọn dẹp sạch sẽ nó, việc đầu tiên phải làm là gỡ cái nắp cống ra. Đó chính là công việc của AHA. Sau khi làm sạch trên bề mặt da rồi thì dĩ nhiên là BHA hay bất cứ hoạt chất nào khác cũng sẽ dễ dàng thẩm thấu và phát huy tác dụng tốt hơn. Thế mới biết lý thuyết chỉ là màu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi =)))) Vậy nên bạn nào dùng BHA hoài mà không có hiệu quả hãy cân nhắc việc sử dụng AHA trước (hoặc đệm thêm) nhé
Cuối cùng là những sản phẩm gợi ý, mời bạn đọc LINK NÀY nhé (toàn AHA thui vì mình không thích BHA mà =)))))
Bánh bèo phù phiếm
Email: banhbeophuphiem@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/banhbeophuphiem
Instagram: @banhbeophuphiem
0 nhận xét