#59 ĐỘ pH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA pH TRONG DƯỠNG DA
5/10/2016
Nếu là một bánh bèo quan-tâm-sâu-sắc đến dưỡng da thì chắc khái niệm đô pH không còn xa lạ gì với các bạn. Thậm chí chỉ cần hoàn thành trình độ phổ thông là các bạn cũng đã nắm được lý thuyết cơ bản về nó. Nhưng độ pH của da, của sản phẩm dưỡng da và cách chúng tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau trên da thì không phải ai cũng thực sự hiểu rõ. Và chính vì không hiểu rõ nên dẫn đến những sai lầm trong việc lựa chọn và kết hợp sản phẩm với nhau. Nhiều bạn cứ than phiền sao mọi người dùng sản phẩm A, B đều hiệu quả, riêng mình lại không thấy tác dụng gì. Thì rất có thể bạn đã phạm phải sai lầm về độ pH rồi đấy. Bài viết hôm nay mình sẽ giải thích kỹ hơn vấn đề này cho các bạn nhé. (Tất nhiên mình không phải nhà hóa học nên sẽ cố gắng diễn giải một cách đơn giản nhất để mọi người dễ hiểu nhé)
A. ĐỘ pH LÀ GÌ?
pH là chỉ số đo độ hoạt động của các ion hiđrô (H+) trong dung dịch và là giá trị độ axít hay bazơ của nó. Khái niệm này được đưa ra năm 1909, pH là viết tắt của "pondus hydrogenii" ("độ hoạt động của hiđrô") trong tiếng Latinh, hay "pouvoir hydrogène" trong tiếng Pháp, "hydrogen power", "power of hydrogen" hoặc "potential of hydrogen" trong tiếng Anh (Nguồn: Wikipedia)
Thang pH chỉ từ 0-14 (Vượt quá ngưỡng này là siêu a-xít hoặc siêu ba-zơ, cái này khỏi bàn nha)
pH = 7: môi trường trung hòa
pH < 7: môi trường axit
pH > 7: môi trường kiềm (bazơ)
Cách đo độ pH đơn giản nhất là dùng quỳ tím - litmus paper (một loại chất chỉ thị). Nếu giấy quỳ đổi màu đỏ --> a-xít, đổi màu xanh --> bazơ
B. ĐỘ pH CỦA DA
1. LỚP MÀNG ẨM CỦA DA- MOISTURE BARRIER
Nói kỹ hơn về cấu trúc của da. Da gồm 3 lớp: biểu bì (lớp ngoài cùng tiếp xúc với môi trường), hạ bì và mô dưới da. Riêng lớp biểu bì lại gồm 5 lớp xếp lại, trên cùng là lớp sừng gồm các tế bào chết, lipid -chất béo cùng với Natural Moisturizing Factor (NMF) (tạm dịch: Nhân tố tạo ẩm tự nhiên) và tuyến mồ hôi, hòa vào nhau thành một hỗn hợp. Giờ thì các bạn hiểu "hai phần dầu-nước" của da là gì rồi phải không ạ? ;) Hỗn hợp này sẽ giữ nước, nhờ đó mà da được căng, phẳng và mềm mọng. Ngoài ra chúng còn bao phủ toàn bộ bề mặt ngoài lớp tế bào sừng, nhằm ngăn chặn việc thoát hơi nước, ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập tạo nên bề mặt da bóng mịn. Chính vì thế nó còn được gọi là lớp màng ẩm của da (moisture barrier)
Lớp màng ẩm của da có tính axit (chính vì vậy nó được gọi là acid mantle) nhằm tiêu diệt vi khuẩn trước khi chúng kịp xâm nhập vào da. Nếu lớp màng bị phá vỡ, da sẽ dễ bị kích ứng, bị mụn.
Khi còn là em bé sơ sinh, độ pH của da là trung tính (pH=7), lại thêm cấu trúc da chưa hoàn thiện nên da dễ bị nhiễm trùng, sưng tấy...
Khi đến tuổi dậy thì, da thường có độ pH >5.5 là tính kiềm, cùng với tác động của hooc môn khiến tuyến dầu hoạt động mạnh mẽ hơn, chính vì vậy lứa tuổi này thường gặp phải các vấn đề về mụn ở mặt và trên cơ thể
Càng lớn tuổi thì độ pH của da càng tăng về mức trung tính, dẫn đến khả năng bảo vệ của lớp màng ẩm bị kém đi, da dễ bị khô nhăn, thiếu sức sống. Giờ thì bạn đã nghĩ đến việc da bị lão hóa sớm cũng 1 phần do lớp màng ẩm bị tổn thương chưa nào? ;)
2. ĐỘ pH CỦA SẢN PHẨM ẢNH HƯỞNG RA SAO ĐẾN LÀN DA?
Độ pH của một dung dịch có thể được điều chỉnh bằng cách thêm vào đó tính chất ngược lại để chúng trung hòa lẫn nhau. Giống như 2 bên cán cân vậy, khi cán cân 1 bên trĩu xuống thì bạn phải bỏ thêm vào cán cân còn lại để chúng trở về thăng bằng. Điều này cũng tương tự với làn da. Nếu bạn dùng sản phẩm có độ pH quá cao (tính kiềm) thì lớp axit bảo vệ da sẽ bị phá vỡ. Ngược lại nếu bạn sử dụng sản phẩm có độ pH thấp nó sẽ giúp củng cố lớp màng ẩm cho da.
Cần quan tâm đến độ pH nhất là các sản phẩm tẩy rửa, vì chúng trực tiếp ảnh hưởng đến lớp màng ẩm hàng ngày.
Hầu hết chúng ta đều ưa thích sử dụng xà phòng và sữa rửa mặt vì chúng cho cảm giác sạch bong kin kít. Nhưng chính sự kin kít này là do tính kiềm quá mạnh khiến da từ từ yếu đi mà bạn không hề hay biết.
Tẩy da chết vật lý quá nhiều cũng là một nguyên nhân làm tổn thương da. Nếu có quá nhiều tế bào chết thì da sần sùi, thô ráp, mà nếu loại bỏ hết lớp tế bào chết thì làn da không còn được bảo vệ. Đó cũng là lí do tại sao những bạn nào sau đi tắm trắng bằng hóa chất thì làn da rất mỏng, yếu (đã mất đi lớp bảo vệ), rất dễ bị bắt nắng, nám hoặc kích ứng, sưng đỏ…
C. CÂN BẰNG ĐỘ pH CHO DA
Mức cân bằng của da là pH= 5.5. Một làn da khỏe sẽ có khả năng tự điều chỉnh lại đô pH chuẩn. Tuy nhiên chúng ta không thể ỷ lại mãi. Đôi khi 1 số làn da đã bị tổn thương thậm chí còn không thể tự hồi phục. Và việc lựa chọn sử dụng các sản phẩm phù hợp không phá hủy lớp màng bảo vệ, giúp cân bằng da là rất cần thiết
1. Tránh dùng các chất tẩy rửa có tính kiềm mạnh: Độ pH thích hợp là <6 nhé
2. Tránh rửa mặt nhiều hơn 2 lần/ngày, tẩy da chết quá nhiều lần trong tuần
3. Sử dụng toner- nước cân bằng da không chứa cồn: Độ pH lý tưởng là 4.0 nhé. Toner dấm táo cũng là một cách tốt để mang lại tính acid cho da (đọc thêm ở ĐÂY)
4. Bảo vệ da cẩn thận trước những tác động xấu của môi trường như ánh nắng, khói bụi
5. Không thay đổi mỹ phẩm quá nhiều trong 1 thời gian ngắn khiến da không kịp thích nghi
Ngoài ra cũng nên nhớ rằng khỏe bên trong mới đẹp bên ngoài, bạn còn có thể cân bằng độ pH nhờ chế độ ăn uống khoa học. Tăng cường rau xanh, hoa quả, tránh rượu bia và các chất kích thích sẽ giúp bạn có một làn da khỏe mạnh.
3. Sử dụng toner- nước cân bằng da không chứa cồn: Độ pH lý tưởng là 4.0 nhé. Toner dấm táo cũng là một cách tốt để mang lại tính acid cho da (đọc thêm ở ĐÂY)
4. Bảo vệ da cẩn thận trước những tác động xấu của môi trường như ánh nắng, khói bụi
5. Không thay đổi mỹ phẩm quá nhiều trong 1 thời gian ngắn khiến da không kịp thích nghi
KẾT
Mình quen một người bạn trai có làn da dầu, cứ thỉnh thoảng lại nổi mụn mặc dù không nhiều nhưng dai dẳng, cái này lặn đi thì cái khác lại mọc lên ngay. Một hôm bạn ấy than phiền với mình và mình có khuyên rằng đừng nên dùng SRM nữa. Vì các bạn biết đấy, các bạn nam thường không có nhiều lựa chọn về các sản phẩm chăm sóc da, và các bạn ấy cho rằng phải "kin kít" mới là SRM làm sạch sâu. Sau 1 thời gian khoảng vài tháng mình có gặp lại thì mặt bạn ấy đã hết mụn, da căng và mịn hơn, LCL cũng không thô và sần lên nữa. Bạn ấy có kể là mấy tháng rồi không dùng SRM nữa (là vì lười đi mua chứ không phải nghe lời khuyên của mình đâu, vì cái tật sờ tay lên mặt và đi đường không đeo khẩu trang thì vẫn chẳng bỏ được =))))). Thế mới thấy SRM pH cao có thể tàn phá da ngấm ngầm như thế nào. Có thể đọc đến đây bạn sẽ cho rằng độ pH là yếu tố quan trọng nhất, đặc biệt là đối với các sản phẩm tẩy rửa. Có bạn còn sẵn sàng lao đi mua ngay giấy quỳ về thử tất cả mỹ phẩm của mình để kiểm tra độ pH. Mình hoàn toàn đồng ý rằng độ pH là quan trọng, nhưng nó không phải là tất cả. Vậy mới có chuyện bột rửa mặt của Tatcha có pH= 9 mà vẫn hót hòn họt bao người khen ngợi. Và thử độ pH bằng quỳ tím lại càng thừa thãi hơn. Chẳng giấy quỳ nào hiệu quả và chính xác bằng cảm nhận của chính bạn. Chỉ cần rửa mặt xong mà bạn không phải vội vàng lau toner, có thể tung tăng hàng tiếng mà da không căng nứt ra thì tức là đã đạt tiêu chuẩn rồi. Lựa chọn của mình chỉ có vậy thôi, còn bạn nào muốn xây phòng thì nghiệm trong phòng tắm thì cũng cứ tự nhiên ha ;)
xoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxo
Bánh bèo phù phiếm
Email: banhbeophuphiem@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/banhbeophuphiem
Instagram: @banhbeophuphiem
2 nhận xét
Chị ơi đoạn văn ở dưới hình the pH scale dòng thứ 3, câu " dung môi mà nó hòa tan" hình như có gì hơi sai sai !!! dung môi ở đây là :"các chất chỉ phát huy tác dụng trong môi trường acid" thì sao chị là dùng chữ " mà nó" được ạ. Em thắc mắc quá tại không hiểu lắm ạ ><
Trả lờiXóaBánh Bèo ơi mình muốn mua giấy quỳ test mỹ phẩm loại cao cấp trong hộp nhựa trong suốt, bạn có bán không hoặc giới thiệu nơi bán giúp mình nhé. Thank you!
Trả lờiXóa