#36 HIỂU ĐÚNG VỀ DƯỠNG ẨM
12/18/2015
Xin chào các bạn!
Nếu gõ cụm từ "dưỡng ẩm" vào mục tìm kiếm, Google sẽ ngay lập tức trả về cho bạn 3.840.000 kết quả. Con số này chưa là gì nếu bạn search cụm từ tiếng anh "moisturizing". Như vậy đủ để hiểu rằng hàng ngày, mối quan tâm của chúng ta xoay quanh vấn đề "dưỡng ẩm" là cực kỳ lớn. Tuy nhiên bạn đã thực sự chắc chắn rằng mình hiểu đúng về khái niệm này và tìm kiếm về nó với mục đích và tiêu chí là gì chưa?
Như mình đã từng nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần rằng: dưỡng ẩm là chìa khóa cho mọi vấn đề về da, là thao tác quan trọng nhất của việc dưỡng da. Bài viết hôm nay mình sẽ nói kỹ hơn về vấn đề này để các bạn hiểu và có những lựa chọn dưỡng ẩm phù hợp với bản thân nhé
1. CẤU TRÚC CỦA DA
Nói kỹ hơn về cấu trúc của da. Da gồm 3 lớp: biểu bì (lớp ngoài cùng tiếp xúc với môi trường), hạ bì và mô dưới da. Riêng lớp biểu bì lại gồm 5 lớp xếp lại, trên cùng là tế bào sừng( chính là phần "ghét", tế bào chết mà chúng ta có thể kì cọ được đấy ạ =))). Trong một chu kỳ của da, tế bào sừng được sản sinh và vận chuyển liên tục từ lớp hạ bì phía dưới đi lên bề mặt da, già cỗi và bong ra. Trong quá trình này, các lipid -chất béo (bao gồm ceramide, cholesterol và acid béo) cùng với Natural Moisturizing Factor (NMF) (tạm dịch: Nhân tố tạo ẩm tự nhiên) (gồm nước, u-rê (urea), lactate, điện giải...) được tạo ra, hòa vào nhau thành một hỗn hợp. Giờ thì các bạn hiểu "hai phần dầu-nước" của da là gì rồi phải không ạ? ;) Hỗn hợp này sẽ lấp đầy khoảng trống giữa các tế bào sừng, giữ nước, giúp chúng được liên kết chặt chẽ với nhau, nhờ đó mà da được căng, phẳng và mềm mọng. Ngoài ra chúng còn bao phủ toàn bộ bề mặt ngoài lớp tế bào sừng, nhằm ngăn chặn việc thoát hơi nước, ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập tạo nên bề mặt da bóng mịn.
Ngắn gọn lại, các bạn cứ tưởng tượng lớp tế bào sừng giống như một bức tường xây thô, NMF là phần vữa trét vào khe hở giữa các viên gạch còn màng lipid giống như lớp vữa láng trên bề mặt đó.
Như chúng ta đã biết, một làn da khỏe mạnh sẽ có cấu trúc dầu-nước cân bằng nhau. Tuy nhiên tùy từng loại da mà tỷ lệ dầu-nước này lại có sự khác biệt. Da khô là làn da vốn ít dầu, nếu thiếu cả ẩm thì sẽ nhăn nheo, thô ráp. Còn da dầu nếu thiếu nước thì sẽ tự động tiết thêm dầu để làm ẩm bề mặt da, ngăn thoát hơi nước, vì thế dầu lại càng thêm dầu. Các bạn da dầu đừng chủ quan nghĩ là mình không cần dưỡng ẩm nữa nhé. Việc phân loại da sẽ rất có ích khi các bạn lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm sao cho phù hợp nhất.
Có rất nhiều bạn hay nhầm lẫn giữa da khô và da thiếu ẩm.
* Da khô (Dry skin): là loại da được quy đinh theo mã ADN của bạn ngay từ khi sinh ra, chỉ có thể khắc phục chứ không thể thay đổi hoàn toàn. Đặc điểm thường thấy của da khô đó là: rất ít dầu trên bề mặt da (thậm chí không có), LCL nhỏ, dễ bị nếp nhăn, dễ bị mụn, ửng đỏ, căng rát, kích ứng... (do ít dầu nên hàng rào lipid mỏng, vi khuẩn dễ xâm nhập, dễ bị mất nước trong da)
* Da thiếu ẩm (Dehydrated skin) không phải là một loại da cố định mà chỉ là một tình trạng mang tính tạm thời (của một vùng da nào đó hoặc toàn bộ). Bất cứ loại da nào kể cả da dầu cũng có thể rơi vào tình trạng thiếu ẩm này nếu không chăm sóc và dưỡng ẩm đầy đủ.
Nếu lượng nước trong da còn dưới 10% thì tức là da bạn đã báo động tình trạng thiếu ẩm rồi đấy ;)
Các nguyên nhân gây mất nước cho da đó là:
- Không khí khô lạnh, độ ẩm giảm
- Gió lạnh (bạn nào đã học bài "Sự bốc hơi và ngưng tụ" thì hẳn là rất hiểu nguyên nhân này rồi nhé ;)
- Tình trạng bệnh lý của da (các bệnh eczeima, vẩy nến, viêm da ... )
- Rửa mặt quá nhiều và dùng các chất tẩy rửa mạnh
- Dùng thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài
- Da giảm tiết dầu khi lớn tuổi
Ngắn gọn lại, các bạn cứ tưởng tượng lớp tế bào sừng giống như một bức tường xây thô, NMF là phần vữa trét vào khe hở giữa các viên gạch còn màng lipid giống như lớp vữa láng trên bề mặt đó.
DA KHÔ VÀ DA THIẾU ẨM (DRY SKIN VS DEHYDRATED SKIN)
Có rất nhiều bạn hay nhầm lẫn giữa da khô và da thiếu ẩm.
* Da khô (Dry skin): là loại da được quy đinh theo mã ADN của bạn ngay từ khi sinh ra, chỉ có thể khắc phục chứ không thể thay đổi hoàn toàn. Đặc điểm thường thấy của da khô đó là: rất ít dầu trên bề mặt da (thậm chí không có), LCL nhỏ, dễ bị nếp nhăn, dễ bị mụn, ửng đỏ, căng rát, kích ứng... (do ít dầu nên hàng rào lipid mỏng, vi khuẩn dễ xâm nhập, dễ bị mất nước trong da)
* Da thiếu ẩm (Dehydrated skin) không phải là một loại da cố định mà chỉ là một tình trạng mang tính tạm thời (của một vùng da nào đó hoặc toàn bộ). Bất cứ loại da nào kể cả da dầu cũng có thể rơi vào tình trạng thiếu ẩm này nếu không chăm sóc và dưỡng ẩm đầy đủ.
Nếu lượng nước trong da còn dưới 10% thì tức là da bạn đã báo động tình trạng thiếu ẩm rồi đấy ;)
Các nguyên nhân gây mất nước cho da đó là:
- Không khí khô lạnh, độ ẩm giảm
- Gió lạnh (bạn nào đã học bài "Sự bốc hơi và ngưng tụ" thì hẳn là rất hiểu nguyên nhân này rồi nhé ;)
- Tình trạng bệnh lý của da (các bệnh eczeima, vẩy nến, viêm da ... )
- Rửa mặt quá nhiều và dùng các chất tẩy rửa mạnh
- Dùng thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài
- Da giảm tiết dầu khi lớn tuổi
2. CƠ CHẾ DƯỠNG ẨM
Dường như hiện nay các bài báo và blog dùng quá nhiều các thuật ngữ "dưỡng ẩm", "cấp ẩm", "giữ ẩm", "dưỡng ẩm sâu"... bla bla khiến cho các bạn bị loạn và khó hình dung ra. Trong bài viết này, mình chỉ xin dùng 1 thuật ngữ duy nhất "dưỡng ẩm" - "moisturizing" để chỉ một thao tác duy nhất "làm cho phần dầu-nước trên da được cân bằng". Cụ thể hơn, việc dưỡng ẩm sẽ gồm 3 cơ chế chính như sau:
- Sửa chữa và khôi phục chức năng của hàng rào lipid bảo vệ da
- Tăng lượng nước trong mô tế bào
- Giảm thiểu sự mất nước từ bên trong
3. THÀNH PHẦN DƯỠNG ẨM
Các sản phẩm dưỡng ẩm hiện nay tuy rất đa dạng nhưng tất cả đều cố gắng mô phỏng lại cơ chế dưỡng ẩm tự nhiên của da mà thôi. Có 3 nhóm thành phần chính thường gặp nhất tương ứng với 3 cơ chế, đó là:
- Occlusives
- Humectants
- Emollients
Mình sẽ chỉ đi sâu giải thích cách thức hoạt động của chúng, và giữ nguyên thuật ngữ tiếng anh, tránh việc dịch sang tiếng Việt sẽ gây nhầm lẫn, "đánh tráo khái niệm" nhé
3.1. Occlusives
Đây là các chất sẽ giúp tạo nên một lớp màng bao bọc bên ngoài, một "rào cản vật lý" thay thế cho lớp lipid tự nhiên, nhằm ngăn chặn việc bốc hơi nước khỏi bề mặt da. Các bạn cứ tưởng tượng nó giống màng bọc thực phẩm để cho đồ ăn để trong tủ lạnh không bị khô vậy ;)
*Ưu điểm: Ngăn nước bốc hơi cực kỳ hiệu quả
*Nhược điểm: Chính vì là rào cản vật lý nên nó chỉ có tác dụng trên bề mặt da, nếu rửa trôi đi sẽ không có tác dụng nữa. Hơn thế occlusives còn gây cảm giác bí bách, nặng nề, nhờn dính, nếu dùng nhiều quá có thể gây bí tắc LCL, gây mụn
*Thành phần điển hình (sắp xếp theo thứ tự hiệu quả giảm dần)
- Petrolatum (sản phẩm từ dầu mỏ)
- Lanolin (hợp chất được sản sinh từ tuyến bã nhờn của con cừu, có cấu tạo khá giống với lipid trong da người)
- Mineral oil, Jojoba oil, Olive oil, Coconut oil... Squalene
- Bơ (shea butter, cocoa butter ). Sáp (bee wax)
- Sillicone (dimethicone, cyclomethicone)
3.2. Humectants
Humectants bắt nguồn từ tiếng latin "humectare" có nghĩa là "làm ẩm". Nhiệm vụ của các humectants là bổ sung độ ẩm cho da bằng cách hút ẩm từ bên ngoài không khí, còn nếu độ ẩm không khí xuống thấp hơn thì nó sẽ hút ngược nước từ lớp hạ bì đi lên. Đây vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm của humectants bởi mùa đông thì độ ẩm không khí thường thấp, lại thêm tác động của điều hòa, máy sưởi nên càng khô hơn, humectants sẽ ra sức hút ngược nước từ dưới hạ bì, gây ra hiện tượng transepidermal water loss. Chính vì vậy các chất này thường được khuyên dùng trong mùa hè hoặc kết hợp với occlusives, tạo nên thế "công-thủ" hoàn hảo ;)
* Thành phần điển hình:
- Glycerin : Phổ biến nhất, rẻ nhất, lâu đời nhất. Nếu nồng độ vượt quá 5% sẽ rất dấp dính trên da
- Hyaluronic Acid và Sodium Hyaluronate (muối của acid)
- Butylene Glycol, Propylene Glycol
- Lactic acid & sodium lactase
- Urea
- Sodium PCA
- Panthenol
- Sorbitol
Đọc đến đây thì các bạn có thể hình dung ra được humectants sẽ phụ trách của phần "nước", còn occlusives phụ trách phần "dầu" trên da, thực hiện 2 nhiệm vụ song song, vừa bổ sung thêm, vừa chặn giảm bớt đúng không ạ. Nhưng trên thực tế, dầu và nước trong da còn hòa tan lẫn nhau, chính vì thế sẽ có thêm 1 thành phần nữa. Đó là : *xin mời đọc tiếp mục bên dưới*
3.3. Emollients
Nhiệm vụ chính của emollients là lấp đầy và làm mịn da, tức là vừa xen kẽ vừa bao phủ tế bào sừng. Không chỉ có tác dụng về mặt thẩm mỹ, một số chất emollients còn có khả năng sửa chữa và tái tạo da.
Có thể nói emollients là dạng mix giữa occlusives và humectants, vậy nên không khó để liệt kê ra những thành phần "nửa nạc nửa mỡ" như: silicone, oil, acid béo, squalene. Đặc biệt còn có Ceramidesvà Elastin vốn là những chất cấu thành nên liên kết tế bào da, mình xin nói sau nhé.
KẾT
Sau khi đã xác định được tình trạng da, nhu cầu về độ ẩm cũng như cơ chế dưỡng ẩm cho da, mình hi vọng các bạn có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn cho mình một sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp
Các loại sản phẩm xếp theo kết cấu lỏng-> đặc sẽ là ampoule- serum - emulsion - lotion - gel - cream- ointment. Nhưng chúng cũng đều nằm trong 3 dạng chính: dầu (oil-based), nước (water-based), và dạng kết hợp từ 2 phần dầu-nước giống như da. Nếu bạn có làn da khô, hãy chọn cho mình phần "dầu" nhiều hơn, sản phẩm đậm đặc hơn và phát huy cơ chế dưỡng ấm tối đa. Còn nếu da nhờn, hoặc da hỗn hợp, phần"nước" mỏng nhẹ, thấm nhanh, thoáng mặt sẽ là lựa chọn phù hợp.
xoxoxoxoxoxoxox
Bánh bèo phù phiếm
Email: banhbeophuphiem@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/banhbeophuphiem
Instagram: @banhbeophuphiem
4 nhận xét
Cảm ơn bạn về bài viết nhé. Nó thật sự rất hữu ích. Bạn có thể cho mình tên một số loại kem hay dầu dưỡng ẩm mà bạn đã từng xài qua và thấy hiệu quả đc ko? Vì da mình cũng giống loại da của bạn là hỗn hợp thiên dầu, dầu nhiều ở mũi,chữ T, lỗ chân lông 2 cánh mũi to, hai bên má rất khô.
Trả lờiXóaCảm ơn bạn nhiều nhé.
Hiện tại mình đang dùng kem ngựa, còn mùa hè mình thấy gel cream ISOI khá ổn, bạn có thể đọc lại những bài viết của mình để tham khảo nhé
XóaMình bị mụn ẩn sau đó nó lên mủ khó chịu lắm tìm mãi 1 loại trị mụn mà không biết loại nào tốt bạn có thể tư vấn giúp mình được không?
Trả lờiXóaCảm ơn chị đã khai sáng cho e
Trả lờiXóa