#2 CÁC BƯỚC LÀM SẠCH DA
3/27/2015
Xin chào các bạn!
Làm sạch là bước căn bản tiền đề trong một quy trình chăm sóc da. Hãy thử tưởng tượng nếu làn da của bạn vẫn chưa được làm sạch
hoàn toàn mà bạn lại tiếp tục bôi trát một loạt đồ dưỡng lên, lớp dưỡng này sẽ
quyện với bụi bẩn và cặn trang điểm còn sót lại, hậu quả là LCL bị bít tắc, nổi
mụn sưng viêm bla bla. Cho nên, với mình, làm sạch da là quan trọng nhất!!!
Các bạn thường có suy nghĩ rằng mình không trang điểm thì không cần tẩy
trang. Nhưng không phải vậy! Trừ khi bạn còn teen,
khi mà da còn non trẻ và chưa chịu nhiều tác động tàn phá từ môi trường và mĩ
phẩm, chỉ cần 1 tuýp sữa rửa mặt là đủ cho tất cả (thực ra hồi còn teen mình thậm
chí chỉ rửa mặt với nước và khăn mặt :P ). Bạn chỉ bôi kem dưỡng, hoặc chỉ kem
chống nắng, hoặc không có gì trên mặt, thậm chí không ra đường thì da bạn vẫn
thường xuyên tiết dầu, tiết mồ hôi để điều chỉnh cho da, quá trình lão hóa của
tế bào vẫn liên tục xảy ra (giúp sản sinh ra vô số ghét ))))))).
Ờ, vậy thì rửa mặt bằng nước, thêm sữa rửa mặt nữa là
được rồi.
Oh no no, chả phải bỗng dưng các sản phẩm tẩy trang ra
đời, moi được tiền của bao nhiêu phụ nữ. Chính những sản phẩm này sẽ giúp làm sạch
triệt để nhất những cặn bã tích tụ trong LCL bé tí mà mắt thường không nhận ra
được
Vậy tẩy trang như thế nào?
Dùng sản phẩm tẩy trang chuyên dụng cho mắt và môi, sau
đó đến mặt và cổ. Cuối cùng là rửa lại với sữa rửa mặt
Có những loại sản phẩm tẩy trang nào?
Loại dầu-nước (make-up remover) (dầu và nước 2 phần tách riêng, khi dùng
phải lắc lên để hòa lẫn chúng). Loại này thường chuyên dụng cho mắt và môi để đảm
bảo tẩy sạch cả mascara chống nước hay son môi lâu trôi.
Loại dạng nước (micellar water) thường
nhẹ dịu, không gây kích ứng, thậm chí không cần rửa lại với nước.
Loại dầu tẩy
trang (cleansing oil) là dùng dầu mát xa toàn bộ mặt cho dầu hòa tan hết lớp makeup rồi rửa lại
với nước để tan hết dầu.
Gần đây các chị em phụ nữ, đặc biệt là ở châu Á rất ưa chuộng
phương pháp “double cleansing” - “làm sạch hai lần”. Đầu tiên bạn dùng
cleansing oil – dầu tẩy trang để tẩy sạch lớp make-up, sau đó dùng nước làm tan
lượng dầu và cuốn đi chất bẩn. Cuối cùng là làm sạch lại lần nữa bằng sữa rửa mặt.
Để tìm hiểu thêm về dầu tẩy trang và phương pháp double cleansing, các bạn có thể
đọc thêm ở đây và ở đây
Ngày nay công nghệ làm đẹp phát triển, việc rửa mặt không
đơn thuần là dùng khăn lau mặt như thời xa xưa nữa. Giờ đây người ta dùng các sản
phẩm làm sạch chuyên biệt, dang sữa, dạng gel, dạng bọt, dạng bánh (xà phòng),
thậm chí cả dạng bột. Các bạn nên chọn sữa rửa mặt phù hợp với loại da của
mình. Cụ thể là: da dầu hợp với dạng bọt (foam), dạng gel, da khô dùng dạng
cream, dạng sữa. Mình không thích kiểu rửa mặt sạch bong kin kít vì khi khô da
mặt sẽ bị căng rất khó chịu. Sữa rửa mặt lý tưởng của mình là loại thật ít bọt
(chả hiểu sao k thích bọt) rửa xong mặt sẽ còn một lớp màng ẩm trên da (bạn
nào đã từng trải nghiệm sữa tắm Dove ngày xưa sẽ biết kiểu nhờn ở lại da này :P
). Một điều lưu ý nữa là các bạn nên rửa mặt dưới vòi nước ĐANG CHẢY, vừa tiết kiệm nước, vừa đảm bảo nước luôn sạch khi vỗ lên mặt.
- Cọ rửa mặt nổi tiếng nhất phải kể đến Clarisonic:
Công
nghệ sonic là công nghệ rung sóng âm 300 lần/giây, giúp làm sạch sâu lỗ chân lông gấp 6 lần cách rửa mặt thông thường bằng tay, đồng thời tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất của da. Nói chung là rất thần kỳ, must-have item của vô vàn
beauty guru trên toàn cầu, không cần quảng cáo nhiều nữa
Đắt tương đương Clarisonic thì có máy của
Foreo, Clinique, rẻ hơn chút có Olay, máy rửa mặt của Hàn Quốc. Còn nếu tài
chính chưa cho phép, bạn có thể dùng cọ tay của The Body Shop…
Cleansing pad:
Đây là sản phẩm ưa thích của mình: Sephora cleansing pad. Sephora cleansing pad có 2 loại: màu hồng – deep pore và màu xanh – classic. Cô bạn thân của mình sau lần đầu tiên dùng pad màu hồng đã phải thốt lên là quá thần kỳ. Trước đó cổ tẩy trang bằng dầu ô liu, sau dùng pad với sữa rửa mặt mà “xoa xoa vài phát đã thấy mấy cái nhân mụn cứng bật ra, sướng quá” (nguyên văn ạ =))). Mình xin tóm tắt lại những ưu điểm của pad này như sau: Giá thành hợp lý, bền, gọn nhẹ, dễ mang theo, dễ sử dụng, không tốn điện, không cần thay thế đầu chổi, rửa mặt vừa sạch mà vẫn dịu nhẹ. Riêng mình thì luôn cần em này dùng xen kẽ sáng-tối với máy rửa mặt, đặc biệt trong những ngày mùa đông da mình bị dị ứng; highly recommend cho bạn nào da nhạy cảm và việc dùng máy rửa mặt hàng ngày vẫn là quá tải cho da.
Đây là sản phẩm ưa thích của mình: Sephora cleansing pad. Sephora cleansing pad có 2 loại: màu hồng – deep pore và màu xanh – classic. Cô bạn thân của mình sau lần đầu tiên dùng pad màu hồng đã phải thốt lên là quá thần kỳ. Trước đó cổ tẩy trang bằng dầu ô liu, sau dùng pad với sữa rửa mặt mà “xoa xoa vài phát đã thấy mấy cái nhân mụn cứng bật ra, sướng quá” (nguyên văn ạ =))). Mình xin tóm tắt lại những ưu điểm của pad này như sau: Giá thành hợp lý, bền, gọn nhẹ, dễ mang theo, dễ sử dụng, không tốn điện, không cần thay thế đầu chổi, rửa mặt vừa sạch mà vẫn dịu nhẹ. Riêng mình thì luôn cần em này dùng xen kẽ sáng-tối với máy rửa mặt, đặc biệt trong những ngày mùa đông da mình bị dị ứng; highly recommend cho bạn nào da nhạy cảm và việc dùng máy rửa mặt hàng ngày vẫn là quá tải cho da.
TẨY DA CHẾT
Có 2 dạng tẩy da chết thông thường:
TDC hóa học và TDC vật lý
Tẩy da chết hóa học: Được biết đến
rộng rãi nhất hiện nay là glycolic acid (AHA) hoặc salicylic acid (BHA). Các loại
acid này có khả năng làm sạch sâu trong LCL, làm mềm lớp sừng hóa. AHA có tác dụng với những
khiếm khuyết trên bề mặt da: nhưng đốm nâu, thâm sần, những tổn thương do ánh nắng,
những nếp nhăn nông do da thiếu ẩm. Còn BHA làm sạch sâu, xử lý các trường
hợp LCL bị bí tắc, mụn ẩn, mụn đầu đen, giúp giảm tiết dầu thừa và se nhỏ LCL.
Dạng tẩy da chết hóa học này cần được sử dụng thường xuyên, hàng ngày, dưới dạng
leave-on tức là bôi lên da và KHÔNG rửa lại. Tuy nhiên lưu ý các bạn rằng
đây là một vấn đề không đơn giản, các bạn nên tìm hiểu kỹ- thật- là- kỹ để có lựa
chọn phù hợp, tránh các trường hợp nhẹ thì da bị khô, purging (đẩy mụn), nặng
thì bị kích ứng, dị ứng.
Tẩy da chết vật lý: dạng hạt (scrub), dang kỳ (peeling), dạng
lột (peel-off)… nói chung là dùng tác động cơ học lên bề mặt da giúp tẩy sạch
TBC (mặc dù chỉ được chút ít thôi). Dạng scrub là những sản
phẩm có chứa hạt nhỏ li ti (hạt đường, hạt mơ, hạt cà phê xay nhuyễn hoặc hạt gì gì đó
không hiểu nổi) sẽ chà xát và lấy đi TBC trên da. Tuy nhiên hình thức này cũng
được khuyến cáo là không nên dùng thường xuyên (chỉ 1-2 lần/tuần), đặc biệt các
bạn da mỏng, nhạy cảm thì nên tránh vì các hạt scrub nếu soi dưới kính phóng đại
sẽ thấy chúng có cạnh sắc dễ cào xước li ti trên da mà mắt thường không nhìn thấy được. Dạng kỳ (peeling) hiện nay đang rất
hot do sản phẩm Cure đang được lăng xê mạnh. Cơ chế hoạt động sẽ là: sản phẩm dạng
lỏng thông thường có chứa polymer khi thoa lên da sẽ bị vón cục lại (giống như
ghét nhưng thực ra không phải), và sau đó chính những cục li ti này sẽ có tác dụng
như hạt scrub mình vừa nói đến bên trên nhưng dẻo hơn, mềm hơn, lăn trên da và lấy đi dầu thừa, bụi bẩn (bạn nào đã từng lấy
cục cơm nóng lăn trên da sau đó cục cơm chuyển màu đen sì thì sẽ hiều cơ chế
này, hehe)
Còn 1 dạng tẩy da chết nữa là sự kết hợp giữa hóa học và vật lý. Riêng dạng này mình chỉ mới biết đến 1 sản phẩm duy nhất là Kate Somerville ExfoliKate Intensive Exfoliating Treatment… Bạn nào biết loại khác thì mách mình với nhé
TONER
Có 1 sự khác biệt nho nhỏ trong quy trình dưỡng da của các bạn
châu Âu và châu Á. Phụ nữ châu Âu dùng toner như bước làm sạch da cuối cùng, lấy
đi toàn bộ bụi bẩn trên gương mặt. Vậy nên toner của các hãng châu Âu thường chứa
rất nhiều cồn, điển hình là Clinque, mùi cồn nồng nặc như thuốc sát trùng trong
bệnh viện. Còn phụ nữ châu Á thì dùng toner như bước đầu tiên của quy trình dưỡng
da, có tác dụng se nhỏ LCL, cân bằng lại độ ẩm và độ pH của da. Do đó toner của
các thương hiệu đến từ châu Á thường rất nhẹ dịu, tạo điều kiện thẩm thấu tốt
hơn các bước dưỡng da sau đó. Nếu bạn nào cẩn thận hoặc da tốt thì có thể dùng
cả 2 loại này cùng lúc.
Một vài lưu ý giúp giữ sạch làn da:
- Không sờ tay lên mặt: bao gồm cả việc khồng sờ nặn mụn, không chống cằm, vuốt má, bóp trán, gãi mũi, dụi mắt =)) Bàn tay ta hàng ngày làm bao nhiêu việc, chạm vào bao nhiêu thứ, cho dù có rửa tay sạch đến đâu thì khi các ngón tay chạm vào da cũng sẽ mang theo vi khuẩn. Vậy nên các bạn hãy cố gắng tập dần thói quen không chạm tay vào da mặt nhé.
- Thường xuyên thay vỏ chăn-ga-gối: Nhiều bạn thường bị mụn vùng cằm, xương hàm (chậm chí ngực, lưng) chắc có khi không thể nghĩ được rằng nguyên nhân là do chăn-ga- gối, thứ tiếp xúc trực tiếp với da hằng đêm, sẽ ngấm mồ hôi, dầu trên da, là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Hãy nhớ thay chăn ga gối hằng ngày hoặc vài ngày 1 lần.
- Thường xuyên vệ sinh đồ dùng cá nhân: bao gồm khẩu trang, mũ bảo hiểm (đặc biệt là lớp lót trong mũ nơi tiếp xúc với vùng trán), khăn mặt, khăn mùi soa
- Không áp điện thoại vào mặt: Nếu bạn có thói quen áp chặt điện thoại vào má, bạn chắc chắn sẽ biết màn hình bị dính bẩn như thế nào đúng không? Mình không cần nói thêm nữa nhé ^^
- Chăm tắm gội: Ha ha ha mấy tuổi rồi mà còn phải nhắc nhở việc tắm gội. Nhưng không thừa đâu ạ. Nhiều bạn có làn da quá dầu khiến tóc nhanh bị bết bẩn, đặc biệt là tóc mái xõa xuống trán hoặc chạm vào má. Các bạn nên thường xuyên gội đầu, nếu chỉ ở trong nhà thì nên buộc/búi gọn tóc, tránh tiếp xúc với da.
Một vài lưu ý giúp giữ sạch làn da:
- Không sờ tay lên mặt: bao gồm cả việc khồng sờ nặn mụn, không chống cằm, vuốt má, bóp trán, gãi mũi, dụi mắt =)) Bàn tay ta hàng ngày làm bao nhiêu việc, chạm vào bao nhiêu thứ, cho dù có rửa tay sạch đến đâu thì khi các ngón tay chạm vào da cũng sẽ mang theo vi khuẩn. Vậy nên các bạn hãy cố gắng tập dần thói quen không chạm tay vào da mặt nhé.
- Thường xuyên thay vỏ chăn-ga-gối: Nhiều bạn thường bị mụn vùng cằm, xương hàm (chậm chí ngực, lưng) chắc có khi không thể nghĩ được rằng nguyên nhân là do chăn-ga- gối, thứ tiếp xúc trực tiếp với da hằng đêm, sẽ ngấm mồ hôi, dầu trên da, là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Hãy nhớ thay chăn ga gối hằng ngày hoặc vài ngày 1 lần.
- Thường xuyên vệ sinh đồ dùng cá nhân: bao gồm khẩu trang, mũ bảo hiểm (đặc biệt là lớp lót trong mũ nơi tiếp xúc với vùng trán), khăn mặt, khăn mùi soa
- Không áp điện thoại vào mặt: Nếu bạn có thói quen áp chặt điện thoại vào má, bạn chắc chắn sẽ biết màn hình bị dính bẩn như thế nào đúng không? Mình không cần nói thêm nữa nhé ^^
- Chăm tắm gội: Ha ha ha mấy tuổi rồi mà còn phải nhắc nhở việc tắm gội. Nhưng không thừa đâu ạ. Nhiều bạn có làn da quá dầu khiến tóc nhanh bị bết bẩn, đặc biệt là tóc mái xõa xuống trán hoặc chạm vào má. Các bạn nên thường xuyên gội đầu, nếu chỉ ở trong nhà thì nên buộc/búi gọn tóc, tránh tiếp xúc với da.
Phù! Vậy là mình vừa điểm qua các thao tác làm sạch da cơ bản.
Đối với mình, làn da sạch là yếu tố tiên quyết quan trọng nhất. Da sạch thì mới
KHỎE, khỏe thì mới ĐẸP được. Các bạn dù có bận rộn đến mấy cũng đừng bao giờ lơ
là việc làm sạch da nhé, kẻo hậu quả sẽ rất khó lường đấy ạ.
xoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxox
Bánh bèo phù phiếm
Email: banhbeophuphiem@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/banhbeophuphiem
Instagram: @banhbeophuphiem
3 nhận xét
Chị ơi chị làm review về srm 3W Clinic đi ạ, em đang dùng mà thấy mềm da nhưng lại hơi tróc vảy ở phần mép, da em cũng khá khô ạ, không biết độ pH là bn ạ ^^
Trả lờiXóaChị ơi, cái cleansing pad màu hồng thì dùng như thế nào ạ?
Trả lờiXóae cũng hay dùng nước tẩy trang của Ganier, rất tốt :D
Trả lờiXóa